02:56 21/07/2023

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, các giải pháp mạnh mẽ của Chính phủ đang dần có độ thấm, thị trường bất động sản đã có những tín hiệu tốt trong nhiều phân khúc, tạo đà phục hồi.

Gỡ khó pháp lý, dòng vốn

Thời gian qua, Tổ ng tác của Thủ tướng, Tổ ng tác của TP.HCM cũng như nhiều địa phương đang tích cực quan tâm, sâu sát với các khó khăn của doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Tập đoàn Hưng Thịnh.

Cùng với đó, các cơ quan, ban ngành đã và đang từng bước hỗ trợ tháo gỡ các vấn đề pháp lý của các dự án do Hưng Thịnh đầu tư, phát triển.

Cụ thể, ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho hay, tháng 4 vừa qua, Sở TN&MT TP.HCM đã thống nhất tháo gỡ vướng mắc pháp lý liên quan tới thủ tục đầu tư và cấp chứng nhận cho khách hàng, cư dân cho 6 dự án do Tập đoàn đầu tư trên địa bàn TP.

Trong tháng 5, một đơn vị thành viên của Tập đoàn đã được UBND TP.HCM cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận chủ đầu tư cho 1 dự án tại TP. Thủ Đức (trên cơ sở báo cáo tham mưu của Sở KH&ĐT).

Ngoài ra, vào tháng 5, hai dự án của Hưng Thịnh tại tỉnh Đồng Nai cũng được Tổ ng tác của Thủ tướng Chính phủ họp tháo gỡ vướng mắc giải quyết cho doanh nghiệp. Thông tin này cũng vừa được Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề cập tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 4/7.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy nhanh ng tác tháo gỡ vướng mắc ở các dự án còn lại", ông Dũng thông tin.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, hơn lúc nào hết, thị trường bất động sản đang nhận được sự hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các cơ quan Bộ, ngành và các địa phương.

Thanh khoản thị trường trong quý II đã khởi sắc hơn. Khởi động quý III, nhiều dự án mới đã bắt đầu ra mắt, niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư cũng được cải thiện hơn nhiều.

Tuy nhiên, lãi suất cho vay vẫn cần phải giảm thêm để kích thích nhu cầu trở lại. Các chính sách hỗ trợ cũng cần thời gian để thực sự tác động lên thị trường, đặc biệt là tháo gỡ những nút thắt trong quá trình cấp phép dự án.

"Trên thực tế, từ việc hạ lãi suất huy động đến việc cân đối hạ mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ có độ trễ, nhưng các thông tin này đang giúp tâm lý thị trường ổn định hơn", ông Dũng nói.

Tại Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam", TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thông tin, những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản, những khó khăn từ chính sách, pháp lý đến từ nguyên nhân liên quan đến pháp luật về đất đai, về quy hoạch, về đầu tư…

Đặc biệt, về dòng vốn, việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp bất động sản vẫn không dễ dàng, chủ yếu do ba vấn đề là mức lãi suất cao, pháp lý dự án và niềm tin thanh khoản thị trường (lãi suất 11-12%/năm).

Việc hạ, giảm lãi suất 0,5-2% trong thời gian qua là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và hệ thống ngân hàng. Động thái này đang có hiệu ứng tích cực mạnh mẽ lên nền kinh tế và các doanh nghiệp bất động sản.

Kỳ vọng vào nửa cuối 2023 khởi sắc

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Mảng dịch vụ Tư vấn & Phát triển dự án của DKRA Group cho biết, các cơ quan quản lý nhà nước đang đẩy nhanh việc tháo gỡ để khai thông thị trường.

Mặc dù thời gian qua, ảnh hưởng của những động thái trên lên thị trường chưa thật sự rõ nét, nhưng đây đều là những "bệ đỡ" vững chắc giúp cho đà hồi phục bền vững của thị trường trong thời gian vào cuối năm 2023, chậm nhất là nửa đầu năm 2024.

Về lý do điểm rơi hồi phục của thị trường vào thời gian trên, ông Thắng cho rằng, lãi suất cho vay bất động sản đang giảm và xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian sắp đến mặc dù ít nhiều room cho vay còn hơi khó tiếp cận (về các yêu cầu pháp lý của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp...).

Đồng thời, các chính sách tháo gỡ pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước đã bắt đầu có tín hiệu tốt. Mặt bằng giá bán bất động sản giảm đáng kể hơn 1 năm qua, nhiều bất động sản đã quay về mức giá hấp dẫn.

Tổng vốn đầu tư ng được cấp cho năm 2023 đạt mức 700.000 tỷ đồng, cao hơn 140.000 tỷ đồng (25%) so với năm 2022. Giải ngân đầu tư ng tăng mạnh, tính đến cuối quý II/2023 đã đạt hơn 30% kế hoạch. Vốn đầu tư ng riêng cho đầu tư hạ tầng giao thông năm 2023 lên đến 95.000 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay…

Đồng qua điểm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho hay, nếu nhìn xa hơn vào chu kỳ tăng trưởng kinh tế, khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời, tất cả sẽ tiếp tục phát triển theo quỹ đạo vốn có.

Theo ông Dũng, thị trường đang chứng kiến những dấu hiệu tích cực nhờ động thái nhanh chóng của Chính phủ, vì vậy, những áp lực này sẽ bắt đầu giảm bớt vào nửa cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Sau giai đoạn này, thị trường sẽ bước vào một chu kỳ phát triển mới và thậm chí có thể mạnh mẽ hơn trước cả khi xảy ra khủng hoảng, điều này đã được lịch sử chứng minh qua những chu kỳ trước đây.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh còn nhìn nhận, thực tế cho thấy, sự tăng trưởng và phục hồi của toàn thị trường là hoàn toàn có căn cứ.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tiêu dùng trong nước đạt gần 11%; giải ngân vốn đầu tư ng đạt hơn 30%; Chính phủ, Quốc hội đã và đang vào cuộc quyết liệt, ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ các điểm nghẽn; chính sách tài khoản, tiền tệ cũng đang được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế…

"Đây là những cơ sở để chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng thị trường sẽ tốt lên thấy rõ trong thời gian tới", ông Dũng chia sẻ.

Trong khi đó, theo TS. Nguyễn Văn Khôi, thị trường bất động sản Việt Nam hết năm 2023 còn trầm lắng, chỉ có thể phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn từ quý II hoặc quý III/2024 nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan; sự phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng ng nghệ của CMCN 4.0; sự đa dạng của các nguồn lực tài chính...

Theo Nguyễn Tri

Nhà Đầu Tư